Ngành công nghiệp tàu thủy tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu sau thời gian dài đầu tư dàn trải, mất cân đối và ngành này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những năm năm tới. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất kinh doanh vì thiếu việc làm, kinh doanh thua lỗ, lãng phí tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ đã được đầu tư; có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chờ giải thể. Đứng trước tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2014/NĐ- CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) quy định về điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, trong đó cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, mở ra hướng đi và tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam. Nhưng theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay rất ít doanh nghiệp, cơ sở phá dỡ tàu biển được công bố, cấp phép để thực hiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển. Nguyên nhân là do trong quá trình triển khai thực hiện các doanh nghiệp đã gặp một số vướng mắc đối với quy định về thủ tục môi trường liên quan đến việc đưa cơ sở phá dỡ vào hoạt động.
Với quan hệ, sự liên kết và hợp tác đa phương với nhiều doanh nghiệp chuyên phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng trong nước và quốc tế nên doanh nghiệp chúng sẵn sàng tư vấn, hợp tác (bán hộ – vận chuyển – thông quan – tìm đối tác – đàm phán bán tàu cũ, …) trong lĩnh vực phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng để phục vụ nhu cầu của các chủ tàu tại Việt Nam để mang lại hiệu quả cùng những giá trị tối ưu nhất cho các đối tác, khách hàng, doanh nghiệp!